-
Vi rút CGC thường sống lâu hơn trong không khí ở độ ẩm thấp và trong phân ở điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Vi rút có thể sống tới 35 ngày trong chuồng nuôi có nhiệt độ thấp, tới 3 tháng trong phân gia cầm mắc bệnh
-
Chủ động thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đảm bảo khống chế, bao vây, dập dịch nhanh và hiệu quả, giữ an toàn sức khỏe cho đàn vật nuôi, hạn chế thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
-
Tuy nhiên, những ngày vừa qua, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ nhiều nơi xuống thấp gây nên hiện tượng rét đậm, rét hại, đặc biệt vùng núi cao đã làm nhiều gia súc bị chết. Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, tình hình thời tiết vẫn đang diễn biến phức tạp có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sản xuất chăn nuôi.
-
Nguyên nhân dịch xảy ra chủ yếu do: (1) Đàn gia súc, gia cầm không được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để tạo miễn dịch chủ động; (2) Một số chính quyền địa phương còn buông lỏng công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác chỉ đạo tiêm phòng cho đàn vật nuôi;
-
Năm 2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 353 ổ dịch Viêm da nổi cục (VDNC) ở 21 huyện, thành phố, thị xã; số gia súc mắc bệnh 9.783 con, gia súc chết buộc tiêu hủy 2.416 con, trọng lượng tiêu hủy 326.952 kg.
-
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đầu năm đến nay, xảy ra 08 ổ dịch CGC do 03 chủng vi rút độc lực cao A/H5N6, A/H5N1 và A/H5N8 gây ra tại 05 huyện Yên Thành, Diễn Châu, Nam Đàn, Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai, buộc tiêu hủy 6.766 con gia cầm. Kết quả phân tích 160 mẫu gộp của hơn 600 con gia cầm tại 08 chợ thuộc 04 huyện Nghi Lộc, Yên Thành, Nam Đàn, Đô Lương cho thấy có 46 mẫu dương tính CGC typ A (chiếm 28,75%), 03 mẫu dương tính với CGC A/H5 (chiếm 1,87%) và 02 mẫu dương tính với CGC A/H5N8 (chiếm 1,25%).
-
Trong những năm gần đây, mặc dù dịch bệnh Covid-19 và dịch bệnh động vật diễn biến phức tạp, giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi biến động; nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp của các ngành, các địa phương, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.
-
Nghệ An có tổng đàn lợn lớn (gần 940.000 con) nhưng chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y...
-
Nhắc đến nghề nuôi hươu, nhiều người nghĩ ngay đến thời điểm những năm 90 của thế kỷ trước khi con hươu bị làm giá, có lúc “sốt” lên tới 60 -70 triệu đồng/con. Vậy nên, ngoại trừ hộ khá giả mới sở hữu một vài con, một số hộ muốn nuôi chỉ “cổ phần”. Sau cơn sốt, con hươu đã trở về giá trị thực khi có giá 1-2 triệu đồng, thậm chí xuống vài trăm ngàn đồng/con. Gần đây, sau khi dịch bệnh liên tục xảy ra trên đàn lợn, trâu bò hoặc gia cầm thì hươu vẫn chứng tỏ là vật nuôi an toàn, ít rủi ro và hiệu quả cao nên bà con đã đầu tư nuôi trở lại.
-
Bệnh viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD, còn được gọi là bệnh da sần) là bệnh truyền nhiễm do một loại virrus thuộc họ Poxviridae chi Capripoxvirus gây ra trên trâu, bò. Virrus viêm da nổi cục không lây nhiễm và không gây bệnh trên người.
|
| |