Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và công tác kiểm soát giết mổ tại Yên Thành
UBND huyện Yên Thành đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2024. Hàng năm, UBND huyện bố trí kinh phí từ 300 - 400 triệu đồng cho các xã, thị trấn trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và kiểm soát giết mổ
Thực hiện Kế hoạch công
tác tháng 7 năm 2024, ngày 24/7/2024, Đoàn công tác do ông Trần Xuân Học - Phó Giám
đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm trưởng đoàn, ông Đặng Văn Minh - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y làm phó đoàn, cùng lãnh đạo và chuyên
viên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y,
phòng Kế
hoạch, Tài chính.
Trước
khi làm việc với UBND huyện, Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT đã đến
thăm Hợp tác xã Minh Lợi, xã Thọ Thành; Cơ sở giết mổ tập trung xã Hợp Thành huyện
Yên Thành.
Ảnh. Đoàn công tác thăm và làm việc với Hợp tác xã Minh Lợi
Yên Thành là huyện có ngành chăn nuôi phát triển,
trong 6 tháng đầu năm 2024, chăn nuôi tiếp tục tăng trưởng khá. GTSX theo giá so sánh ước
đạt 977,461 tỷ đồng, tăng 3,87% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 17.300 tấn,
tương đương so với cùng kỳ
năm 2023, đạt 50% kế hoạch.
Hiện, tổng đàn trâu gần
11.000 con, đàn bò gần 20.000 con, đàn lợn gần 82.000 con và đàn gia cầm gần 4
triệu con.
Ngành chăn nuôi của huyện tiếp tục chuyển dịch từ
chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại tập trung, đảm bảo an toàn
sinh học, đẩy mạnh hỗ trợ liên kết, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Đã hình thành các cơ sở chăn nuôi theo hướng tập
trung với quy mô công nghiệp, chú trọng du nhập các giống mới để cải tạo đàn
vật nuôi địa phương như các
giống lợn ngoại, bò thịt cao sản (3B, bò sữa đực…), gà nuôi hữu cơ… Áp dụng quy trình chăn
nuôi gà an toàn sinh học, chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ, áp dụng cơ
giới hóa, tự động hóa trong chăn nuôi.
Công tác quản
lý, kiểm soát giết mổ trên địa bàn luôn được UBND huyện quan tâm, chỉ đạo. Trên
địa bàn huyện hiện có 12 cơ sở giết mổ tập trung đang hoạt động. Tuy nhiên
việc duy trì hoạt động giết mổ gặp
rất nhiều khó khăn, nhiều cơ sở đã xuống cấp nhưng
chưa được cải tạo nâng cấp do thiếu kinh phí, vướng quy hoạch, trung bình tại các lò giết mổ 10-17 con/ ngày
đêm/ cơ sở, chỉ có một số cơ sở giết mổ hoạt động tốt (cơ sở giết mổ tại xã Tây
Thành). Công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn huyện giao cho UBND các xã, thị
trấn thực hiện, gia súc đưa vào các cơ sở giết mổ tập trung đều được kiểm tra trước trong và sau
giết mổ, được đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt…
Trong chương trình kiểm tra, Đoàn công tác đã
đến thăm và làm việc với Hợp tác xã Minh Lợi, xã Thọ
Thành. Đây là mô hình chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ, Lợn được nuôi bằng
12 thành phần gồm bột lúa gạo, bột ngô, bột sắn, bột đậu tương, bột nghệ, bột
cá, bột xương thịt, bột sò, trùn quế, muối, men, nước trộn đều ủ 3 ngày lên men
rồi mới cho lợn ăn. Phân và nước tiểu của lợn được tận dụng để nuôi trùn quế.
Sau đó, Đoàn thăm và làm việc với cơ sở giết mổ tại xã Hợp Thành. Hiện tại, trung
bình mỗi ngày đêm, cơ sở này giết mổ từ 15-20 con lợn.
Ảnh. Đoàn công tác thăm
và làm việc với cơ sở giết mổ tại xã Hợp Thành
Sau
khi kiểm tra cơ sở, đoàn đã làm việc với UBND huyện Yên Thành, làm việc với đoàn công
tác có đồng chí Nguyễn
Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND
huyện; lãnh đạo và chuyên viên Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch
vụ Nông nghiệp huyện Yên
Thành. Tại buổi làm việc
đoàn đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện Yên
Thành và các phòng, đơn vị liên quan trong
công tác phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác chống
dịch, tiêm phòng vắc xin Dại chó và quản lý, kiểm soát giết mổ trên địa bàn.
UBND huyện Yên Thành đã ban hành kịp thời các văn bản
chỉ đạo, kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2024. Hàng năm, UBND huyện bố trí kinh phí từ 300 - 400 triệu
đồng cho các xã, thị trấn trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và kiểm
soát giết mổ. Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn huyện đã xẩy ra một số loại
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
như bệnh Dại động vật, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, tuy nhiên các ổ dịch
đều được xử lý, khống chế trong diện hẹp, chưa để xẩy ra trường hợp tử vong do
bệnh Dại trên người. Huyện
đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chống
dịch, đến nay các ổ dịch Dại đã công bố hết dịch, còn 04 ổ dịch Dịch tả lợn
Châu Phi tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa qua 21 ngày.
Ảnh.
Đoàn công tác làm việc với UBND huyện Yên Thành
Kết luận buổi làm việc, Đ/c Trần
Xuân Học - Phó Giám đốc Sở đề nghị UBND huyện Yên Thành tiếp tục bám sát nội dung, định hướng, kế
hoạch phát triển chăn nuôi của Đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến,
tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021- 2030 để xây dựng kế
hoạch phát triển chăn nuôi năm 2024 và các
năm tiếp theo; rà soát quy hoạch, bố trí quỹ đất cho chăn nuôi tập trung; tập trung hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, rủi ro thiên
tai cho đàn vật nuôi mùa mưa bão và đói rét, dịch bệnh vụ Đông xuân năm
2024-2025.
Về công tác
phòng, chống dịch bệnh: Dự báo thời gian tới tình hình các loại dịch bệnh trên
đàn vật nuôi sẽ diễn biến khác phức tạp, đặc biệt là bệnh DTLCP. Đề nghị UBND huyện cần tập trung theo dõi chỉ đạo,
hướng dẫn giám sát và xử
lý tốt các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh Dại chó, Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm
gia cầm, Viêm da nổi cục trâu, bò...; tập trung xử lý dứt điểm
các ổ dịch đang phát sinh tại địa bàn như bệnh Dại (1 ổ dịch tại xã Lăng
Thành), bệnh DTLCP (4 ổ dịch tại các xã Đồng Thành, Nhân Thành, Phúc Thành, Hậu
Thành); tổ chức tuyên truyền, nhân rộng tiêm phòng vắc xin phòng bệnh
DTLCP theo
tinh thần chỉ đạo của Bộ NN và PTNT tại Chị thị số 21/CT-TTg ngày 14/7/2024 của
Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh tại Công văn số 7296/UBND-NN ngày 30/8/2023 của
UBND tỉnh,...; tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo địa
phương xử lý kịp thời các trường hợp vứt xác động vật ta môi trường, vận chuyển,
tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép, giết mổ động vật không đảm bảo
vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng
vùng an toàn dịch bệnh Dại tại 02 xã Phúc Thành và Phú Thành; khẩn trương kiện
toàn hệ thống thú y tại xã Bảo Thành, Đại Thành; xây dựng kế hoạch và tập
trung chỉ đạo công tác
tiêm phòng vắc xin vụ Thu năm 2024, đảm bảo tỷ lệ trên 80% tổng đàn...
Qua buổi
làm việc, Đoàn công tác cũng đã giải đáp, trả
lời một số kiến nghị, đề xuất của UBND huyện Yên Thành thuộc thẩm quyền của Đoàn; ghi nhận, tiếp thu một
số nội dung kiến nghị để tham mưu đề xuất các giải pháp thực hiện tốt hơn công
tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh thời gian tới; đồng thời, yêu cầu UBND huyện rà soát, bổ sung các
hồ sơ, đề xuất rõ các nội dung còn vướng mắc để Sở
Nông nghiệp và PTNT tổng hợp,
gửi Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền cấp kinh
phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh DTLCP, VDNC giai đoạn
2021-2023.
Thay mặt UBND huyện Yên Thành, đồng chí Nguyễn
Văn Dương - Phó Chủ tịch
UBND huyện tiếp thu các
ý kiến của Đoàn kiểm tra và sẽ cụ thể hóa các nội dung vào Kế hoạch, chương trình làm việc của UBND huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ 6
tháng cuối năm 2024 và những năm tiếp theo./.
Kim Dung - Phòng Quản lý dịch bệnh