image banner
Làm việc với đoàn thanh tra Cơ quan Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE)-Liên minh châu Âu
Lượt xem: 90
Chương trình thanh tra này là một phần trong kế hoạch kiểm tra và phân tích an toàn thực phẩm của EU từ 2021 đến 2025.

Sáng 08/10/2024 tại Quảng Ninh, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường chủ trì, phối hợp với các Cục Thú y, Cục Thủy sản tổ chức làm việc với đoàn thanh tra Cơ quan Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE) của Liên minh châu Âu đánh giá hoạt động triển khai Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi tại Việt Nam.

Anh-tin-bai

Đại diện thanh tra DG-SANTE trao đổi thông tin làm việc

Phía đoàn chuyên ngành Nghệ An có Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Chi cục Thủy sản và Kiểm Ngư, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT; đại diện phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Diễn Châu cùng tham dự buổi làm việc.

Anh-tin-bai

Tại buổi làm việc, Đoàn thanh tra đã chú trọng đến việc triển khai chương trình dư lượng, tìm hiểu hoạt động kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu và hoạt động điều tra nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục khi có lô hàng bị cảnh báo dư lượng hóa chất kháng sinh; đánh giá năng lực phòng kiểm nghiệm phân tích dư lượng hóa chất kháng sinh trong thủy sản nuôi. Đoàn cũng tìm hiểu hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo nôi trường nuôi trồng thủy sản.. và hoạt động kiểm soát sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản.

Về kết quả chuyến thanh tra tại Việt Nam, Đoàn cho biết kết quả thanh tra lần này tương đối tốt, Việt Nam đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu của EU liên quan đến kiểm soát dư lượng hóa chất kháng sinh trong thủy sản nuôi xuất khẩu và EU, cụ thể:

- Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi của Việt Nam được thiết lập và triển khai đáp ứng các quy định của EU. Đoàn đồng ý với cách tiếp cận xây dựng và triển khai Chương trình theo phương thức tập trung vào các vùng nuôi, đối tượng nuôi có sản lượng lớn để cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó chỉ có thủy sản nuôi trong phạm vi Chương trình mới được phép xuất khẩu sang EU.

- Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương thực hiện chương trình nắm rõ các quy định, quy trình thực hiện. Khi phát hiện vi phạm về hóa chất kháng sinh, các cơ quan liên quan của Việt Nam đã triển khai theo đúng chức trách nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, đoàn cũng đã có một số góp ý, khuyến cáo:

- Phía Việt Nam cần rà soát, thống kê sản lượng giống do 35 tỉnh tham gia chương trình dư lượng sản xuất so với sản lượng giống trong cả nước; có thể mở rộng phạm vi lấy mẫu tại các tỉnh ngoài chương trình.

- Cục Chất lượng, Chế biến và PTTT cần bổ sung hướng dẫn các địa phương về việc cần xem xét, lấy mẫu bùn đáy ao nuôi để kiểm nghiệm chỉ tiêu hóa chất kháng sinh cấm khi có mẫu thủy sản nuôi bị phát hiện vi phạm và có bằng chứng sử dụng kháng sinh cấm trong quá trình nuôi.

- Cần kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, sử dụng nguyên liệu thuốc thú y thủy sản, sử dụng thuốc thú y thủy sản không đúng danh mục, sử dụng thuốc cho người, thuốc trị bệnh động vật trên cạn điều trị bệnh thủy sản,..

- Cần có cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, đơn vị cấp trung ương, địa phương và giữa các ngành có liên quan.. đối với các trường hợp qua điều tra phát hiện các cơ sở có vi phạm về sử dụng thuốc thú y, hóa chất kháng sinh cấm đã sử dụng thuốc cho người, thuốc dành cho động vật trên cạn để điều trị cho thủy sản nuôi.

Nguồn tin: Phạm Thi - ảnh Nguyễn Khuyên - CC Chất lượng

Lịch làm việc
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement