Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22-5)
Thực trạng về Đa dạng
sinh học hiện nay đã trở thành vấn đề toàn cầu. Việc bảo vệ Đa dạng sinh học,
duy trì sự cân bằng Hệ sinh thái đang nhận được sự quan tâm của nhiều Quốc gia
và cam kết của các nhà lãnh đạo tại các hội nghị Thưởng đỉnh. Việt Nam chúng ta
được xếp là Quốc gia có tính đa dạng sinh học cao thứ 16 trên thế giới. Tuy
nhiên, hiện nay chúng ta cũng đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa
dạng sinh học nguyên nhân chủ yếu do con người tạo ra. Nhiều loài động, thực
vật đã suy giảm đáng kể về mặt số lượng, quần thể; thu hẹp các vùng phân bố tự
nhiên trong nhiều năm trở lại đây, một số loài hiện nay khó có thể bắt gặp
trong môi trường tự nhiên và đang phải đối mặt với nguy có tuyệt chủng rất cao.
Đây là những thách thức rất lớn đang đặt ra cho chúng ta trong việc bảo vệ đa
dạng sinh học và duy trì, phát triển bền vững của Hệ sinh thái, chống biến đổi
khí hậu.
Các
đại biểu tham dự Lễ mít tinh
Ngày Quốc tế đa dạng
sinh học năm 2024 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề “Be part of the Plan”
- “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học”, là lời kêu gọi các bên liên
quan hãy cùng đóng góp vào việc thực hiện Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn
Minh - Montreal (GBF) nhằm ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học trong thập kỷ
“Phục hồi hệ sinh thái”. Đây cũng là thông điệp mạnh mẽ nhằm truyền tải đến mỗi
chúng ta hãy cùng nhau xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi
khí hậu. Để hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, phối hợp tổ chức, tăng cường
truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và các giá trị
của đa dạng sinh học trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia; lồng
ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình giáo dục, đồng thời
thúc đẩy lối sống hài hòa với thiên nhiên. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu
quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
đóng góp vào thực hiện các mục tiêu của Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn
Minh - Montreal được thông qua tại Hội nghị COP15.
Các lực lượng tham
gia buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5
Khu BTTN Pù Hoạt là
một trong 03 vùng lõi của khu Dự trữ Sinh quyển Miền tây Nghệ An; là một trong
những khu Bảo tồn thiên nhiên có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với tổng
diện tích quản lý là 86.414,38 ha rừng và đất lâm nghiệp. Đây được xem là khu
vực còn sót lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh ít chiụ tác động của con
người, đại diện cho kiểu rừng kính thường xanh mưa ẩm nhiệt đới của khu vực Bắc
Trường Sơn. Khu BTTN Pù Hoạt được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh
giá là một trong những khu vực có giá trị dạng sinh học cao của vùng Bắc Trung
Bộ cũng như của Việt Nam với thành phần động, thực vật phong phú, đa dạng. Cụ
thể:
- Về khu hệ thực vật:
Khu hệ thực vật của khu BTTN Pù Hoạt đã xác định được 2.425 loài và dưới loài
(2.367 loài và 58 đơn vị dưới loài) thuộc 885 chi, 208 họ của 6 ngành thực vật
bậc cao có mạch là: Khuyết lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta),
Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và
Ngọc lan (Magnoliophyta). Thành phần và số lượng các loài thực vật quý, hiếm
của Khu BTTN Pù Hoạt khá cao, ít nhất đến nay đã thống kê, ghi nhận được 130
loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau, trong đó: có 112
loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 25 loài trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP của
Chính phủ (2019) và 15 loài trong IUCN (2017).
- Về Khu hệ động vât:
Khu hệ động vật của Khu BTTN Pù Hoạt có 1.315 loài thuộc 221 họ, 56 bộ. Khu hệ
động vật của Khu BTTN Pù Hoạt mang tính chất đặc trưng của Khu hệ động vật vùng
Bắc Trung bộ Việt Nam. Đặc biệt là sự xuất hiện của một số loài đặc hữu của
Việt Nam, một số loài có phạm vi phân bố hẹp, hiện được thế giới đặc biệt quan
tâm…Thành phần và số lượng loài động vật quý hiếm của Khu BTTN Pù Hoạt khá cao,
ít nhất đến nay ghi nhận có 91 loài đã ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (2007), 123
loài ghi nhận trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ, 110 loài ghi nhận
trong danh lục IUCN (2021). Điều đặc biệt quan trọng là quần thể một số loài
thú và chim đang có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng cao ở Việt Nam và trên thế
giới vẫn còn xuất hiện ở Khu BTTN Pù Hoạt như: Mang Trường Sơn(Megamuntiacus
vuquangensis), Thỏ vằn (Nesolagus temminsii), Cầy Vằn (Chrotogale owstoni).
Đ/c
Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc BQL Khu BTTN Pù Hoạt phát biểu hưởng ứng Ngày
quốc tế Đa dạng sinh học 22/5
Trong thời gian qua,
BQL Khu BTTN Pù Hoạt đã có nhiều nỗ lực phối hợp với chính quyền địa phương,
các cơ quan chức năng trên địa bàn, các tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc
tế để thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài gen quý
hiếm. Hưởng ứng ngày quốc tế về đa dạng sinh học và tháng hành động vì môi
trường, ngày 22/5/2024 tại xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, BQL Khu BTTN Pù Hoạt
đã phối hợp với Huyện đoàn Quế Phong và các cơ quan chức năng, chính quyền địa
phương tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học năm
2024, nhằm tuyên truyên, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân và cộng
đồng dân cư về chung tay bảo vệ đa dang sinh học, xây dựng lối sống bền vững,
hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh
học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua các hoạt động thiết thực tại
buổi lễ để truyền tải thông điệp đến các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cự
cần phải chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và
Trái đất của chúng ta.
Tham gia buổi lễ phát
động có đồng chí Bùi Văn Hiền - Uỷ viên BTV, Phó chủ tịch UBND huyện Quế Phong;
đồng chí Nguyễn Văn Sinh – Uỷ viên BCH Huyện uỷ, Giám đốc BQL Khu BTTN Pù Hoạt;
Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An; Đại diện BQL Khu Dữ trữ sinh quyển Tây
Nghệ An; Đại diện BCH huyện Đoàn; đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn của
huyện Quế Phong: NN&PTNT, Tài nguyên và Môi trường; Đại diện lãnh đạo Đồn
biên phòng Thông Thụ, Đội 07 - Đoàn kinh tế quốc phòng 4; Đại diện lãnh đạo
UBND, Công an, các trường Mầm non, Tiểu học, THCS của các xã Đồng Văn và Thông
Thụ; cùng với hơn 300 đại biểu là cán bộ chiến sỹ, công chức, viên chức, đoàn
viên thanh niên, Nhân dân đến từ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn các xã Đồng
Văn, Thông Thụ, Tiền Phong và Trường THPT Quế Phong. Cán bộ phóng viên Trung
tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện đến dự và đưa tin.
Đ/c
Bùi Văn Hiền - UVBTV, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong phát động hưởng ứng
Ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5
Tại buổi lễ, đồng chí
Bùi Văn Hiền - Uỷ viên BTV, Phó chủ tịch UBND huyện Quế Phong thay mặt Lãnh đạo
UBND huyện Quế Phong đã tổ chức phát động Hướng ứng Ngày Quốc tế về Đa dạng
sinh học và tháng hành động vì môi trường năm 2024. Đồng chí Bùi Văn Hiền đã
ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, kết quả trong công tác Quản lý bảo vệ
rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của các cơ quan chức năng trên địa bàn, đi đầu
là BQL khu BTTN Pù Hoạt trong thời gian qua. Tại buổi lễ này, đồng chí đã đặt
ra một số nội dung, định hướng trong thời gian tới cho BQL Khu BTTN Pù Hoạt và
các đơn vị liên quan trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên
nhiên như sau:
1) Tăng cường các
hoạt động truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và
vai trò của đa dạng sinh học trong phát triển bền vững; thay đổi hành vi, tập
quán của người dân và thúc đẩy lối sống hài hòa với thiên nhiên; không khai
thác, săn bắt và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã quý
hiếm; chia sẻ công bằng, hợp lý các lợi ích thu được từ thiên nhiên; xóa đói
giảm nghèo và cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.
2) Tập trung mọi
nguồn lực để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng; bảo vệ nguyên vẹn
hiệng trạng tài nguyên rừng tại các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi
sinh thái của Khu BTTN Pù Hoat. Thông qua đó bảo vệ môi trường sống của các
loài động thực vật, đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao.
3) Tăng cường các
giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức và buôn bán trái phép các
loài động vật, thực vật hoang dã trên cơ sở bảo vệ và tôn trọng các phong tục,
tập quán bền vững của người dân địa phương.
4) Tiếp tục tổ chức
thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về đa
dang sinh học của địa phương; tăng cường năng lực về điều tra, kiểm kê, giám
sát các thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh học. Áp dụng các giải pháp tiên tiến
về khoa học công nghệ trong giám sát đa dạng sinh học, phát triển các giải pháp
đổi mới nhằm cải thiện việc bảo tồn cũng như sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
Thúc đẩy và thiết lập mối quan hệ đối tác với các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước nhằm vận động sự ủng hộ, hỗ trợ về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học. Phát hiện, đề xuất và tôn vinh những cá nhân, tập thể, cộng đồng có
những mô hình, hoạt động, sáng kiến thiết thực và hiệu quả trong công tác bảo
tồn đa dạng sinh học.
Trồng
cây hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5
Tại buổi Lễ, BQL Khu
BTTN Pù Hoạt đã tổ chức hoạt động trồng cây xanh tạo cảnh quan, môi trường tại
khuôn viên cơ quan, công sở và khu vực công cộng của xã Đồng Văn; phối hợp với
UBND xã Đồng Văn và các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức dọn vệ sinh tại
các thôn bản. Thông qua những hoạt này nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức,
tạo ra những hoạt động tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo
tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường ở các cộng đồng dân cư. Đây sẽ trở
thành hoạt động thường xuyên tại các thôn bản của xã Đồng Văn nói riêng và các
xã trên địa bàn huyện Quế Phong nói riêng góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và
bảo vệ môi trường. Tất cả đều hướng tới vì một môi trường phát triển ổn định,
bền vững và xanh-sạch-đẹp.
Nguyễn Văn Sinh -
Giám đốc BQL Khu BTTN Pù Hoạt