image banner
Kết quả triển khai thực hiện Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng
Lượt xem: 37

1. Đối với công tác ngoại nghiệp

- Công tác thu thập, báo cáo biến động rừng được triển khai thực hiện thường xuyên theo kênh thu thập: các chủ rừng nhóm II thực hiện theo dõi báo cáo Hạt Kiểm lâm cấp huyện, cán bộ kiểm lâm địa bàn tiếp nhận thu thập thông tin biến động rừng của các chủ rừng nhóm I.

- Kiểm lâm địa bàn, chủ rừng… đã sử dụng máy định GPS, máy tính bảng có cài đặt các phần mềm chuyên dùng để tiến hành kiểm tra, khoanh vẽ các rừng biến động trên thực địa.

Ngoài ra, đã ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám nhằm phát hiện các biến động của rừng và chỉ đạo các đơn vị  Kiểm lâm trên địa bàn tiến hành kiểm tra kiểm chứng thực địa, xác minh làm rõ nguyên nhân, xử lý vi phạm (nếu có) và đồng thời tiến hành cập nhật vào cơ sở dữ liệu diễn biến rừng.

2. Đối với công tác nội nghiệp

Thực hiện Quyết định số 4539/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành phần mềm cập nhật diễn biến rừng, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm cấp huyện thực hiện việc cập nhật diễn biến rừng bằng phần mềm phần mềm FRMS desktop.

3. Về phê duyệt và công bố hiện trạng rừng

Việc phê duyệt và công bố hiện trạng rừng được thực hiện đảm bảo theo đúng quy trình được quy định tại Khoản 4, Điều 33 của Thông tư. Hằng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đều tham mưu đầy đủ các báo cáo tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng trên cơ sở tổng hợp kết quả đã được UBND các huyện, thị, thành phê duyệt; đồng thời tham mưu UBND tỉnh công bố hiện trạng rừng cấp tỉnh hàng năm theo đúng quy định.

4. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện

a. Đối với các quy định của Thông tư

- Tại khoản 1 Điều 33 của Thông tư quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày biến động về diện tích rừng, cán bộ Kiểm lâm địa bàn phải tiếp nhận, thu thập kiểm tra, xác minh thông tin biến động về rừng do các chủ rừng nhóm I báo cáo, với thời gian quy định như trên thì đối với những xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, rừng trồng của hộ gia đình nhiều, thường xuyên xảy ra các biến động khai thác, trồng lại, chăm sóc rừng thì Kiểm lâm địa bàn không đủ thời gian để thực hiện xác minh tại hiện trường.

- Theo Phụ lục II, Phân chia trạng thái rừng của Thông tư, trong đó có trạng thái rừng chưa có trữ lượng (TXP) và trạng thái diện tích có cây gỗ tái sinh núi đất (DT2). Hai trạng thái này đều có chỉ số về trữ lượng rừng như nhau (M < 10m3) khi tiến hành đo đếm nếu tính toán trữ lượng trung bình trên một “ha” rất khó phân chia trạng thái rừng, đây khó khăn trong công tác xác định ngoài thực địa.

b. Đối với công cụ phần mềm cập nhật diễn biến rừng (FRMS)

- Dữ liệu kiểm kê rừng (đầu vào của thực hiện theo dõi diễn biến rừng) có nhiều lỗi hình học, sai khác về hiện trạng rừng, gây khó khăn cho quá trình theo dõi và cập nhật diễn biến rừng trên thực địa cũng như trong phần mềm.

- Phần mềm FRMS xảy ra nhiều lỗi trong quá trình thực hiện, gây khó khăn quá trình cập nhật đồng bộ dữ liệu diễn biến rừng, việc đồng bộ gây mất nhiều thời gian. Phần mềm FRMS phiên bản 4.0 đang trong thời gian nâng cấp hoàn thiện, đến nay đã hoạt động nhưng chưa thực sự ổn định…

- Phần xuất báo cáo phần mềm FRMS chưa xuất báo cáo số liệu, bản đồ theo đơn vị chủ rừng nhóm 2 để phục vụ công tác quản lý trong lâm nghiệp.

c. Một số vướng mắc phát sinh trong thực tiễn

- Hầu hết các chủ rừng nhóm I không thực hiện báo cáo cho Kiểm lâm địa bàn khi có biến động diện tích rừng được giao, lực lượng Kiểm lâm địa bàn phải chủ động theo dõi và cập nhật diễn biến rừng đối với nhóm chủ rừng này. Nhiều biến động rừng đã xảy ra trên thực địa nhưng một số đơn vị chủ rừng nhà nước không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn cho Hạt Kiểm lâm cấp huyện.

- Thực hiện Đề án giao đất gắn với giao rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2022, khối lượng diện tích đã giao tương đối lớn. Vì vậy, khối lượng cập nhật chủ quản lý vào cơ sở dữ liệu diễn biến rừng đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, cần có phương án hỗ trợ các Hạt Kiểm lâm cập nhật diện tích này vào cơ sở dữ liệu.

- Hiện nay, máy tính trang bị cho Chi cục Kiểm lâm cũng như các Hạt Kiểm lâm cấp huyện phục vụ công tác theo dõi diễn biến rừng chủ yếu là máy tính để bàn đã được trang bị từ lâu, dung lượng ít, câu hình thấp… chưa thể đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng trên phần mềm FRMS 4.0. Vì vậy, việc xử lý, đồng bộ dữ liệu không thể thực hiện được; quá trình tổ chức tập huấn phần mềm gặp nhiều khó khăn.

Nguồn tin: Đậu Hoàn - Văn phòng Sở

Lịch làm việc
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement