image banner
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc quy hoạch và phát triển rừng tại Đoàn Điều tra quy hoạch lâm nghiệp
Lượt xem: 969
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cuộc đời đấu tranh và hiện thực hóa khát vọng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Người sớm hoạch định những định hướng chiến lược phát triển đất nước, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường. Những quan điểm, chỉ dẫn và thực hành của Người về bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững vẫn vẹn nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm tới việc gìn giữ, bảo vệ và xây dựng một môi trường sống trong lành cho nhân dân và Người đã chọn việc bảo vệ, trồng cây xanh làm điểm tựa, đòn bẩy cho hoạt động bảo vệ môi trường. Người luôn nhấn mạnh vai trò của trồng rừng và khuyến khích nhân dân trồng thật nhiều cây. Đối với Người, trồng cây không chỉ là lợi ích trước mắt, mà còn “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

Trước hết, theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn gìn giữ và bảo vệ môi trường sống chính là phải trồng cây, gây rừng. Với Người, trồng cây không chỉ là công việc nông lâm đơn thuần mà còn có ý nghĩa sâu sắc là giáo dục đạo đức lao động cho nhân dân, giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, lối sống hòa đồng giữa con người với thiên nhiên. Người nhấn mạnh: "Trồng cây gây rừng là rất quan trọng. Bây giờ dân chưa thấy đâu. Có khi các chú cũng chưa thấy". Giải thích ý nghĩa sâu xa của công việc ích nước lợi nhà đó, Người nêu rõ: "Từ năm 1960 đến 1965 (là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất), chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà. Và trong mươi năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống nhân dân ta".

Anh-tin-bai

Bác Hồ trồng cây đa tại Công viên Thống Nhất mở đầu Tết trồng cây do Người phát động ngày 11/01/1960.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khai thác và sử dụng tài nguyên phải có kế hoạch, phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Khai thác gắn với bảo vệ chứ không phải đánh đổi và bất chấp bằng mọi giá. Trong Lời kêu gọi đồng bào, nhân dân thi đua sản xuất và tiết kiệm năm 1965, Ng­ười khuyên mọi người: “Khai thác gỗ đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng; chú ý trồng cây, gây rừng ở bờ biển”. Người xem bảo vệ rừng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng như việc bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn của mình vậy; Ng­ười nhắc nhở cán bộ phải lo bảo vệ rừng, phải khéo vận động nhân dân trong việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên rừng. Người luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để kêu gọi mọi ngư­ời khai thác rừng phải luôn có kế hoạch bảo vệ và tu bổ rừng, làm cho rừng ngày càng phát triển rộng lớn hơn, môi trường sẽ trong lành hơn. Đối với Ngư­ời, rừng là “vàng” của quốc gia nên “đồng bào cần phải cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch đã định, đồng thời phải chú ý bảo vệ rừng… Tục ngữ nói: “Rừng vàng, biển bạc”. Chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ vàng của chúng ta ”.

Và ngày 06-01-1960, Lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng trồng cây nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng của Người đã được đăng trên các báo. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, toàn dân ta, từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến đồng bằng, hải đảo, từ nhà máy đến công trường, xí nghiệp, trường học, đơn vị bộ đội …, đã hăng hái thi đua trồng cây, gây rừng, mở đầu một tập quán tốt đẹp trong đời sống sinh hoạt của nhân dân ta.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc quy hoạch và phát triển lâm nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An đã sớm nhận rõ vấn đề hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trong mục tiêu phát triển bền vững, với hiện trạng hơn 1,1 triệu ha đất lâm nghiệp với khoảng 0,96 triệu ha rừng (rừng tự nhiên 0,789 triệu ha; rừng trồng 0,172 triệu ha), độ che phủ rừng đạt 58,36%, trữ lượng gỗ khoảng 91,0 triệu m3, sản lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm đạt từ 1,5 - 1,8 triệu m3, trên 505 triệu cây tre nứa các loại cùng hàng ngàn loại cây dược liệu quý. Với những thông số trên dã cho thấy tài nguyên rừng Nghệ An cực kỳ phong phú và đa dạng, đang là nguồn cung cấp nguyên liệu tiềm năng cho các ngành sản xuất hàng hóa và các dịch vụ môi trường. Rừng còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

Và để hiện thực hóa các các tư tưởng Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An đã ban hành các Chỉ thị, Quyết định, Nghị quyết như:

Anh-tin-bai

Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 05/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021 - 2025; chỉ đạo thực hiện Đề án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 4213/QĐ-UBND ngày 20/9/2018 (được gia hạn thời gian thực hiện tại Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 22/02/2022); Quyết định số 4064/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025; Chương trình Tiểu dự án 1 - Dự án 3 thuộc Chương trình Mặt trận Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và MN 2021 – 2030 và một số nhiệm vụ quan trọng khác.

Anh-tin-bai

Từ sự lãnh đạo cụ thể đó, Chi ủy, Ban lãnh đạo Đoàn Điều tra quy hoạch lâm nghiệp đã có các đợt sinh hoạt chính trị để từng bước lĩnh hội, để từ đó tạo ra nhiều chuyển biến chính mà xuất phát đầu tiên là từ sự nhận thức, mà trước tiên là của cấp ủy, lãnh đạo đơn vị được thẩm thấu, nuôi dưỡng để rồi phát triển mãnh mẽ trong đảng viên, quần chúng đơn vị, từ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác: “từ đây, đã dần hình thành tư duy tự soi, tự sửa, tự bài trừ thói quan liêu, xa dân để thay vào đó là thái độ hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Tinh thần học tập và làm theo Bác trong quy hoạch và phát triển lâm nghiệp đã lan tỏa sâu rộng đến toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động, nhất là từ những Đảng viên tại đơn vị và kết quả đã gặt hái được một số thành tựu nhất định trong 9 tháng đầu năm 2023 như: Hoàn thành các Phương án quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng nhà nước(Ban quản lý rừng phòng hộ, các Tổng đội Thanh niên xung phong, công ty lâm nghiệp); chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện như: Dự án Đường ven biển  từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) đoạn km7 - km 76, Dự án Đường Tây Sơn - Na Ngoi; Dự án xây dựng các Đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Dự án khu công nghiệp Hoàng Mai 2; tiếp tục thực hiện Đề án 4213 giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp; chương trình Tiểu dự án 1 - Dự án 3 thuộc Chương trình Mặt trận Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và MN 2021 – 2030 tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp và một số dự án trọng điểm khác của tỉnh.

Bên cạnh đó, Đoàn liên tục có các định hướng và triển khai công tác đào tạo cán bộ nguồn, sẵn sàng đáp ứng mọi nhiệm vụ mà UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp giao phó như: Cử 09 đồng chí để đào tạo lớp Tư vấn xây dựng dự án Lâm sinh; 10 đồng chí Tư vấn giám sát thi công xây dựng chuyên ngành Lâm sinh; bồi dưỡng 03 đồng chí học lớp Cao cấp chính trị, 04 đồng chí học trung cấp chính trị. Dự kiến cuối năm 2023, tiếp tục cử 03 đồng chí tham gia học văn bằng 2 kỹ sư trắc địa bản đồ.

Anh-tin-bai

Tuy nhiên, để việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và làm theo Hồ Chí Minh được đi sâu sát và thực tiễn hơn nữa tại đơn vị, Chi ủy, Ban lãnh đạo Đoàn đã thường xuyên tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, và để được thường xuyên hơn thì đơn vị thường lồng ghép vào các cuộc họp toàn đơn vị nhằm rút ra những lưu ý khi triển khai công việc như:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể về phát triển Đoàn Điểu tra quy hoạch lâm nghiệp hơn nữa

Các chủ thể gồm cấp ủy đơn vị, tổ đảng đơn vị, chính quyền các cấp: như Phòng, Đội, Tổ có liên quan. Các chủ thể cần quán triệt, nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của phát triển nghành lâm nghiệp theo quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Từ đó, người đứng đầu các bộ phận, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện phù hợp, hiệu quả; khơi dậy tính năng động, sáng tạo của các cán bộ, nhân viên đơn vị; tập trung nhân lực, vật lực vào từng lĩnh vực nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

Cán bộ, viên chức và người lao động đơn vị tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động người dân áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất lâm nghiệp, áp dụng các mô hình bảo vệ, phát triển rừng trồng hiệu quả cao như các báo cáo khao học nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Gắn chất lượng sản phẩm từng công trình, dự án của người lao động với trách nhiệm của cán bộ, nhất là người đứng đầu phụ trách; người đứng đầu cần thường xuyên bám sát nhân viên để lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận, lực lượng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp người nhân viên phát triển chuyên môn phù hợp hơn, hiệu quả hơn.

Mỗi chủ thể cần nâng cao năng lực dự báo, đánh giá tình hình, nhất là năng lực dự báo công việc, hình thái phát triển ngành lâm nghiệp, từ đó đề ra các phương án làm việc linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, không để thiệt hại lớn, các sai sót lớn xảy ra. Các sản phẩm được nghiệm thu với đối tác phải bảo đảm đúng quy định, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Anh-tin-bai

Hai là, tiếp tục thực hiện chuyển dịch tư tưởng, đa dạng hóa ngành nghề gắn với thị trường, thích ứng với nhu cầu, đòi hỏi của xã hội

Chiến lược phát triển Đoàn Điều tra quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: Đẩy mạnh phát triển yếu tố nhân lực nội tại của đơn vị  theo hướng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên hướng đến là địa chỉ mang tính yếu tố khoa học cao ở tỉnh về lâm nghiệp.

Theo đó, những cán bộ đã được đào tạo cơ bản ở các trường Đại học, Cao đẳng khi công tác tại đơn vị sẽ tiếp tục được đào tạo chuyên sâu công tác ngành trước khi được triển khai các nhiệm vụ cụ thể. Chi ủy, Lãnh đạo cần có kế hoạch tổng thể bảo đảm cho những vị trí cá nhân đó sự tin tưởng bằng việc giao nhiệm vụ và quyền khi triển khai công việc, từ đó tạo ra thế mạnh khác biệt của Đoàn, đồng thời quảng bá, giới thiệu hình ảnh UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, con người Nghệ An đến với bạn bè trong nước, quốc tế khi đầu tư tại Nghệ An. Tiếp tục kiến nghị các cấp các ngành, cho phép đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại hơn nữa trong công tác quy hoạch, thiết kế và điều tra rừng bằng cách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại như công nghệ vệ tinh viễn thám, máy bay không người lái, trang bị thêm máy tính làm việc để từ đó làm thế mạnh của đơn vị, công việc được đáp ứng đúng yêu cầu tiến độ - chất lượng công trình.

 

Với đó nhóm Dự án, Đề án, Chương trình chủ lực mà đơn vị đảm nhận triển khai ở cấp Bộ, Tỉnh cần có sự nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, và tạo tiền đề làm biểu tượng, nhằm quảng bá thế mạnh của đơn vị và từ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư khi làm các nhiệm vụ có thu, góp phần quan trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Một mặt, các dự án chủ lực, thế mạnh của đơn vị vừa bảo đảm đem lại lợi ích kinh tế, vừa có yếu tố xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong ngành về nhận thức, hành động trong thiết kế, quy hoạch rừng, nhằm giữ vững tư tưởng trong sự lãnh đạo, chỉ đạo mà UBND Tỉnh, Sở đã quán triệt là hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp an tâm nhất khi đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tạo thành chuỗi liên kết, cung ứng thông suốt trong ngành Nông nghiệp (như những lãnh đạo, chỉ đạo đã được thể hiện cụ thể hóa tại bảng chỉ số đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã (DDCI) tỉnh Nghệ An năm 2022: Sở Nông nghiệp và PTNT đứng đầu cấp sở ban ngành).

Ba là, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả để thu hút nhân lực chất lượng cao

Hiện nay, cơ chế, chính sách về bảo vệ, phát triển lâm nghiệp, Nhà nước ta ban hành tương đối đầy đủ, toàn diện ở từng ngành, lĩnh vực cụ thể; các địa phương hành động mạnh mẽ, quyết liệt, có nhiều biện pháp hỗ trợ, đồng hành cùng người lao động thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Anh-tin-bai

Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ, một số cơ chế, chính sách, chế độ tiền lương còn chưa phù hợp, cũng như sự cạnh tranh gay gắt về thu hút nhân lực chất lượng cao của các đơn vị ngoài quốc doanh, nên cần có sự điều chỉnh, bổ sung, đáp ứng nguyện vọng, mong muốn của người lao động tại đơn vị. Do đó, Lãnh đạo Đoàn Điều tra quy hoạch lâm nghiệp cần xây dựng phương án, kế hoạch cơ chế, chính sách ngay từ đầu năm, dự trù các tình huống khó khăn để đề ra cách thức, biện pháp tháo gỡ; tăng cường phối hợp giữa đơn vị, địa phương khi phối hợp làm việc để giải quyết vướng mắc về mặt thủ tục hành chính, bảo đảm tính khoa học, kỹ thuật của các sản phầm mà Đoàn phụ trách thực hiện.

Bốn là, làm tốt công tác sơ kết, tổng kết và hướng khắc phục

Hằng năm, các Chi Ủy, Tổ Đảng, Đội sản xuất tiến hành sơ kết, tổng kết các nhiệm vụ được giao để thấy rõ chỗ nào, khâu nào vẫn là “nút thắt”, “điểm nghẽn”, từ đó tìm cách tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có hướng phát triển đúng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của mình. Lãnh đạo đơn vị cần nắm chắc, tình hình, lắng nghe ý kiến của cán bộ, viên chức và người lao động trực tiếp sản xuất hơn nữa. Phát huy tính dân chủ, trí tuệ tập thể của Lãnh đạo trong thảo luận, cho ý kiến về cách thức, biện pháp tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển ngành lâm nghiệp đã phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị hay chưa; đánh giá một cách khách quan, trung thực, thẳng thắn những việc đã làm được, chưa làm được ở các bộ phận, lực lượng, trách nhiệm thuộc về cá nhân, tập thể nào. Từ đó, rút ra kinh nghiệm, bài học phát triển đơn vị trong thời gian tới.

Thường xuyên làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có những sáng kiến, ý tưởng hay, tiết kiệm kinh phí và thời gian lao động, đem lại những hiệu quả cụ thể cho sự phát triển đơn vị, nhất là các đóng góp thiết thực trong công tác ngoại nghiệp, hay khen thưởng các cá nhân tổ chức có nhiều đóng góp trong thu hút dự án tạo việc làm, quảng bá, giới thiệu chức năng của đơn vị.

Anh-tin-bai

Với tầm nhìn đi trước thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai trò to lớn của môi trường và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Trong tư tưởng của Người, đây là một nội dung lớn. Ngư­ời đã lên án, phê phán hành vi tàn phá tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến đời sống con người. Để bảo vệ môi trường thì phải tăng cường trồng cây gây rừng, phải tái tạo, bảo vệ rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác để từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Ngày nay, trong điều kiện phát triển kinh tế thị tr­ường, dưới sự tác động các quy luật của nền kinh tế thị trường, nhiều cá nhân, tổ chức chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mà đã làm ảnh hư­ởng, xâm hại rất lớn đến môi trư­ờng sống. Trước tình trạng khai thác và sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, con ngư­ời đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng nh­ư tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ngộ độc thực phẩm, bệnh tật, nhất là trước tác động của biến đổi khí hậu hiện nay, chúng ta càng thấy ý nghĩa và giá trị to lớn của t­ư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường./.

Quốc Hưng - Đoàn Điều tra QH lâm nghiệp

Lịch làm việc
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement