image banner
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2023: Phát huy sức mạnh tổng hợp, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị
Lượt xem: 913
Tại huyện nghèo, miền núi Kỳ Sơn, với chính sách hỗ trợ phù hợp, tỷ lệ hộ nghèo tại huyện đã giảm từ 65% năm 2016 xuống còn 46% năm 2020

Chính sách giảm nghèo là một chính sách quan trọng, xuyên suốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Trong giai đoạn 2021-2025, Quốc hội bằng Nghị quyết số 24/2021/QH15 đã phê duyệt chủ trương đầu tư “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025”.

Sau đó, bằng Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thực hiện Chương trình này. Tính đến năm 2023, chúng ta đã đi được nửa chặng đường giảm nghèo giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025.

Tại huyện nghèo, miền núi Kỳ Sơn, với chính sách hỗ trợ phù hợp, tỷ lệ hộ nghèo tại huyện đã giảm từ 65% năm 2016 xuống còn 46% năm 2020. Trong nhiệm kỳ này, Đảng bộ huyện Kỳ Sơn phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 29 - 32%, từng bước sớm thoát khỏi huyện nghèo và phát triển bền vững.

Anh-tin-bai

“Không để ai bị bỏ lại phía sau” - Các chính sách đã được ban hành kịp thời, toàn diện

Nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo… được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, và đã đạt nhiều thành tựu, nổi bật là hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo đã được ban hành khá toàn diện.

Ở cấp Trung ương, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22/12/2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Văn bản số 5466/BC-HĐTĐNN ngày 18/8/2021 về kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi và phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025

Để triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/10/2021 về Chương trình mục tiêu quốc gia quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025. Đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ các quyết định về tiêu chí huyện nghèo và phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025; ban hành Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT  hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025…

Nhằm thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, từ đầu năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bố trí ngân sách để tiếp tục tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các chương trình; phối hợp với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo, thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Trong năm 2022, ngân sách nhà nước đã ưu tiên bố trí khoảng 23.000 tỷ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo như: Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm; về giáo dục, đào tạo, y tế, nhà ở, trợ giúp pháp lý; về văn hóa, thông tin...

Khơi dậy ý chí thoát nghèo bền vững với ngành Lâm nghiệp

Ngay khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 nhiều địa phương đã tích cực vào cuộc.

Công tác xóa đói giảm nghèo vùng miền núi Nghệ An đang ngày càng đạt được những kết quả tích cực. Thành quả đáng mừng nhất rong công tác giảm nghèo, là sự thay đổi nhận thức của đồng bào DTTS trong việc nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, xây dựng được một diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS và vùng nông thôn miền núi Nghệ An.

Kết quả này,  nhờ vào việc cấp ủy chính quyền các cấp và Nhân dân đã linh hoạt lồng ghép các chương trình, dự án từ chính sách dân tộc của Nhà nước dành cho vùng  đồng bào DTTS và miền núi; sự đồng lòng linh hoạt trong việc huy động, lồng ghép các nguồn lực để xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, chất lượng đối với từng địa bàn.

Cùng với nỗ lực từ phía người dân, tỉnh Nghệ An quan tâm đẩy mạnh chương trình, dự án gắn với giảm nghèo bền vững. Tại kỳ họp thứ 6, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phân bổ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Nghệ An với hơn 918,8 tỷ đồng; riêng trong năm 2022 là hơn 404 tỷ đồng. Nghị quyết cũng xác định cơ chế, giải pháp huy động và lồng ghép vốn thực hiện chương trình được thực hiện theo Nghị định 27/2022 của Chính phủ; việc lồng ghép phải được xác định khi phê duyệt quyết định đầu tư dự án. Trong đó, phân định rõ được tỷ lệ huy động, cơ cấu từng nguồn vốn được lồng ghép, tránh chồng chéo, trùng lắp.

Anh-tin-bai

Cụ thể tại huyện Kỳ Sơn đã phê duyệt Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 16/8/2023 về việc phê duyệt Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán háng mục khoán bảo vệ rừng phần diện tích giao UBND các xã quản lý, thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025; UBND huyện Kỳ Sơn đã giao cho Hạt Kiểm lâm Kỳ Sơn chủ trì, phối hợp với 16 xã và Đoàn Điều tra quy hoạch lâm nghiệp để thực hiện nhiệm vụ.

Anh-tin-bai

Ngay từ khi Đoàn Điều tra quy hoạch lâm nghiệp khi nhận nhiệm vụ đã bắt tay ngay vào công việc được giao. Nhận thấy đây là một công trình rất có ý nghĩa về mặt nhân văn, nên Ban lãnh đạo Đoàn đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đoàn Thanh niên cơ sở làm chủ nhiệm công trình với ý nghĩa, mục đích cọ xát, để Đoàn viên thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa mà dự án sẽ triển khai: Nhằm hỗ trợ cho hộ gia đình, cộng đồng vùng đồng bào DTTS, hộ gia đình nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn khu vực II, khu vực III để nâng cao cuộc sống, phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập. Từ đó, người dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, rừng có chủ, hạn chế sự mất rừng, phá rừng, chuyển đổi mục đích rừng sang mục đích khác; Đảm bảo ổn định đời sống cho người dân sống gần rừng, thiếu đất sản xuất, đồng thời gắn lợi ích với trách nhiệm khi được giao khoán bảo vệ rừng, để người dân hưởng các chế độ chính sách của Đảng về công tác bảo vệ, phát triển rừng và trách nhiệm khi để xảy ra mất rừng; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ phát triển rừng trên diện tích được Nhà nước giao.

Với một địa bàn miền núi có nền kinh tế, giao thông đi lại đặc biệt khó khăn của cả nước, diện tích thiết kế hồ sơ manh mún với diện tích nhỏ, cá biệt có những Bản có diện tích thi công chỉ 4ha,... nhưng với tinh thần của người Đoàn viên Thanh niên, sự lãnh đạo kịp thời, động viên của Chi ủy, Lãnh đạo Đoàn nên không ngoài kỳ vọng, Đoàn Thanh niên Đoàn Điều tra quy hoạch lâm nghiệp đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ với tổng diện tích lập hồ sơ giao khoán 2.468 ha với nguồn kinh phí eo hẹp 123 triệu đồng là một thách thức thật sự với mặt bằng giá cả tăng cao như hiện nay.

Ngoài nhiệm vụ thi công kỹ thuật, thì Đoàn Thanh niên đã cùng Hạt Kiểm lâm Kỳ Sơn, Phòng Nông nghiệp Huyện đã nối dài cánh tay tuyên truyền ý nghĩa, các lợi ích trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tới người dân khi tham gia công tác tại các Bản của 16 xã ở huyện Kỳ Sơn.

Thông qua việc triển khai các nhiệm vụ mang nhiều ý nghĩa cao cả, Chi ủy Đoàn Điều tra quy hoạch lâm nghiệp còn mong muốn các Đoàn viên Thanh niên cọ xát thực tế nhiều hơn, hiểu được mục đích cao cả của các dự án, từ đó phát huy bản lĩnh dám tự nhận việc, tự triển khai kế hoạch công việc, tham mưu trực tiếp cho Ban Lãnh đạo Đoàn trong các nhiệm vụ tiếp theo ...đây cũng là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá xếp loại Đoàn viên Thanh niên để có hướng đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng đối với thế hệ trẻ trong tương lai, là nơi tạo nguồn cán bộ, Đảng viên…của đơn vị.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh đó mỗi Đoàn viên Thanh niên Đoàn Điều tra quy hoạch lâm nghiệp khi tham gia công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025, cũng cần chú ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, là chúng ta đều nhận thấy đại đa số người đồng bào DTTS có điểm xuất phát nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tương đối thấp, nên khi làm việc với người dân, thì cần phối hợp cụ thể các bước với các đơn vị, phòng ban chuyên môn của địa phương để lồng ghép các chương trình tuyên truyền, giải thích các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân được sâu sát, hiểu rõ, nâng cao nhận thức cho người dân hơn nữa, từ đó nhận được sự hợp tác của người dân bản địa, cũng như chính quyền các cấp để công việc được thuận lợi hơn.

Thứ hai, do địa bàn công tác là huyện miền núi, nơi có địa hình xa xôi, hiểm trở, việc đi lại chủ yếu ở trong rừng và bằng phương tiện là xe máy, nên mỗi đoàn viên cần chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, hạn chế tối đa các tai nạn đáng tiếc liên quan đến giao thông.

Anh-tin-bai

Thứ ba, để phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong công việc thì cần các Đoàn viên thành thạo công việc hơn nữa, nên nhu cầu về tự trau dồi chuyên môn, cũng như cập nhật thường xuyên các Luật, Nghị quyết, Quyết đinh… là một trong những yêu cầu cần phải được đặt vào đức tính thường xuyên của mỗi Đoàn viên hiện nay, ngoài ra công tác tự học tập các chương trình bộ môn khác ngoài chuyên ngành là rất cần thiết với thời cuộc hiện nay.

Thứ tư, Ban Chấp hành Chi đoàn Đoàn Điều tra quy hoạch lâm nghiệp cần thường xuyên sáng tạo tham mưu cho Chi ủy phát động các chương trình, hoạt động cụ thể như: Phát động phong trào làm kịp thời hạn quy hoạch 3 loại rừng, Giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, Ngày vì người nghèo, đóng góp xây nhà Đại Đoàn kết…, từ đó thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá theo quý theo năm, rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp, tạo sức lan tỏa hăng say đóng góp công lao động trong đơn vị.

Nguồn: Quốc Hưng - ĐTQHLN

Lịch làm việc
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement